Huyết áp thấp có nguy hiểm không?

Theo thống kê của Bộ Y Tế Việt Nam hiện nay có tới gần 10 triệu người mắc bệnh huyết áp thấp, tức là con số này chiếm tới 5- 7 % dân số và vẫn đang tiếp tục có xu hướng gia tăng? Vậy huyết áp thấp là gì? Huyết áp thấp có nguy hiểm không? Bài viết dưới đây chúng tôi xin được cung cấp cho bạn một số thông tin về căn bệnh này hi vọng đem đến bạn cái nhìn tổng quan nhất về căn bệnh này. Từ đó, có biện pháp phòng ngừa và chữa trị bệnh huyết áp thấp kịp thời.

Bệnh huyết áp thấp là gì?

Huyết áp là áp lực máu cần thiết đủ để tác động lên thành động mạch nhằm vận chuyển máu đi nuôi dưỡng các mô trong cơ thể và nuôi tim. Huyết áp được tạo ra do lực co bóp của tim và sức cản của động mạch. Huyết áp thấp chính là áp suất máu đo được trong các thành động mạnh bị thấp dưới ngưỡng bình thường.

Vậy huyết áp thấp bao nhiêu là nguy hiểm? Huyết áp của người bình thường trưởng thành khi tâm thu (huyết áp tối đa) là từ 90 mmHg – 130 mmHg, huyết áp lý tưởng nhất là 120mmHg, khi tâm trương (huyết áp tối thiểu) là 60-89 mmHg. Nếu bạn đo huyết áp dưới ngưỡng 90 mmHg thì có nghĩa bạn đã bị huyết áp thấp. Bạn có thể tham khảo bảng chỉ số dưới đây:

Bảng chỉ số huyết áp tiêu chuẩn

Bảng chỉ số huyết áp tiêu chuẩn

Xem thêm: Huyết áp thấp cách phòng ngừa, nguyên nhân, triệu chứng

Huyết áp thấp có nguy hiểm?

Nhiều người cho rằng huyết áp cao nguy hiểm hơn huyết áp thấp rất nhiều bởi nó gây ra các biến chứng nguy hiểm như: các bệnh về tim mạch, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não…Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng, bệnh huyết áp thấp có nguy hiểm không hề kém. Huyết áp thấp hoàn toàn có thể gây tai biến mạch máu não và nó chiếm tỷ lệ từ 10 – 15 %.

Huyết áp thấp có nguy hiểm không?

Huyết áp thấp có nguy hiểm không?

Tác hại của huyết áp thấp: cơ thể bạn luôn cảm thấy mệt mỏi, chân tay lạnh dù người vẫn toát mồ hôi, hoa mắt chóng mặt liên tục, đứng lên  ngồi xuống khó khăn, lên cầu thang thở dốc, khó thở,… Nếu tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến các bệnh lý suy giảm chức năng một số cơ quan như tim, phổi, thận, gan… do cơ thể không kịp điều chỉnh để cung cấp Ovà dinh dưỡng cho các cơ quan này.

Có cách nào chữa trị huyết áp thấp?

Huyết áp thấp có nguy hiểm và ảnh hưởng trực tiếp tới thói quen sinh hoạt hàng ngày tới cuộc sống hàng ngày của bạn. Bệnh cần được chữa trị và phòng ngừa kịp thời. Lời khuyên cho những người bị huyết áp thấp là bạn cần dành nhiều thời gian nghỉ ngơi và tuyệt đối không nên bỏ bữa. Một số lưu ý cho người bị huyết áp thấp:

  • Nên dùng muối mặn hơn bình thường. Muối được cho là nguyên nhân dẫn tới huyết áp cao nên người huyết áp cao thường hạn chế ăn mặn tuy nhiên là điều có lợi đối với người huyết áp thấp.
  • Bổ sung thêm nước: do trong nước có chứa nhiều Natri và Kali
  • Ăn đủ bữa, có thể chia nhỏ các bữa ăn trong ngày ra thành nhiều bữa, và tuyệt đối không bỏ bữa sáng.
  • Ngủ đủ giấc, tránh các áp lực căng thẳng không cần thiết.
  • Nên tập thể dục thể thao, các bài tập nhẹ nhàng giúp lưu thông máu.
  • Tránh sử dụng các đồ uống có cồn vì sẽ gây mất nước cơ thể

Mẹo nhỏ cho dành cho những người bị huyết áp thấp là bạn có thể bỏ túi cho bạn thân vài chiếc kẹo ngọt nhỏ, hoặc trà gừng. Khi gặp các triệu chứng của huyết áp thấp bạn có thể chữa trị tạm thời bằng cách sử dụng chúng giúp kéo lại huyết áp ở trạng thái ổn định.

Sử dụng trà gừng để chữa huyết áp thấp tạm thời

Sử dụng trà gừng để chữa huyết áp thấp tạm thời

Xem thêm: Người bị huyết áp thấp nên ăn gì

Tuy nhiên, huyết áp thấp khá nguy hiểm nên bạn cần sử dụng thuốc theo đơn  của bác sĩ để kiểm soát huyết áp một cách tốt nhất. Đồng thời, bạn có thể tự sử dụng máy đo huyết áp tại nhà để biết chắc chắn chỉ số huyết áp của mình tránh nhầm lần với một số biểu hiện của các bệnh khác.

 

 

Save

Share: