Tác hại của việc huyết áp thấp gây suy giảm trí nhớ

Hiện nay, huyết áp thấp là tình trạng khá phổ biến và tỷ lệ người mắc bệnh đang tiếp tục tăng đạt mốc 10 triệu người mắc bệnh tại Việt Nam. Tuy nhiên, khá nhiều người tỏ ra thờ ơ với căn bệnh này mà không hề biết huyết áp thấp có thể đe dọa tới tính mạng cơ thể. Do vậy, những hiểu biết cơ bản về huyết áp thấp sẽ giúp bạn hiểu được huyết áp thấp có nguy hiểm như thế nào từ đó giúp bạn có cái nhìn khoa học và chủ động hơn để bảo vệ sức khỏe của chính mình.

Huyết áp thấp có nguy hiểm như thế nào?

Huyết áp thấp có nguy hiểm như thế nào?

Huyết áp thấp và những điều bạn cần biết

Khái niệm về huyết áp: Huyết áp chính là áp lực máu tác động lên các thành mạch được tim co bóp tạo lực đẩy đi để nuôi các tế bào cơ thể và tim. Huyết áp thấp là áp suất đo được từ áp lực máu đó dưới ngưỡng cho phép. Cụ thể là đối với huyết áp tối đa khi tâm thu là từ 90 – 130 mmHg, huyết áp tối thiểu khi tâm trương là từ 67- 89 mmHg dành cho người trưởng thành. Tuy nhiên, đối với nữ huyết áp bình thường và lí tưởng khi tâm th thường sẽ đạt từ 100 mmHg đổ lên tới 111 mmHg, nam sẽ rơi vào tầm 120 mmHg.

Bảng chỉ số huyết áp theo chuẩn WHO

Bảng chỉ số huyết áp theo chuẩn WHO

Bệnh huyết áp thấp có nguy hiểm và có thể xảy ra trên mọi đối tượng cả nam và nữ. Nhưng hay xảy ra đối với nữ nhiều. Nguyên nhân gây bệnh huyết áp thấp có rất nhiều như :

  • Do môi trường ô nhiễm không đảm bảo để cơ thể phát triển, áp lực công việc căng thẳng thường xuyên.
  • Suy giảm hoạt động của tuyến giáp: cơ thể thiếu hụt hocmon tuyến giáp gây ra các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt khi cử động, rụng tóc, da nhăn nheo,…
  • Thiếu hụt Glucoza: lượng đường trong máu xuống thấp hơn 2.5 mm mol/L khiến cho bạn cảm giác chân tay lạnh toát, run rẩy, vã mồ hôi, đứng không vững,..
  • Tình trạng thiếu máu do hemoglobin thấp dưới 9 g/dl: khiến cho lượng oxy đem đi vận chuyển không đủ tới cơ thể dẫn tới tình trạng choáng váng, hoa mắt, chóng mặt, ngất lịm
  • Các bệnh về tim: nếu bạn mắc các bệnh về tim như tim đập chậm,.. làm suy giảm chức năng co bóp của tim để tạo áp lực đẩy máu đi cũng là nguyên nhân dẫn tới huyết áp thấp
  • Các bệnh về hệ thần kinh : sự tự điều chỉnh của hệ thần kinh của bạn kém cũng khiến cho bạn tụt huyết áp
  • Nguyên nhân cuối cùng là do gen di truyền. Nếu trong gia đình có nhiều người bị huyết áp thấp tỷ lệ con cái mắc bệnh huyết áp thấp là cao.

Hậu quả của việc huyết áp thấp

Huyết áp thấp có nguy hiểm không? Tình trạng huyết áp lâu ngày và kéo dài sẽ dẫn đến những hậu quả vô cùng nghiêm trọng và dẫn tới các biến chứng bệnh lý khác như:

  • Huyết áp thấp có ảnh hướng tới việc suy giảm trí nhớ: Do huyết áp thấp máu không đủ lưu thông lên não, không nuôi dưỡng được các tế bào thần kinh khiến cho chúng nhanh chóng chết đi, hoặc tổn thương không phục hồi gây ra suy giảm trí nhớ nhanh chóng, không hiểu nguyên do, gây ra teo não, nhũn não, tăng nguy cơ đột quỵ, nhồi máu não.
Tác hại của việc huyết áp thấp gây suy giảm trí nhớ

Tác hại của việc huyết áp thấp gây suy giảm trí nhớ

  • Huyết áp thấp có nguy hiểm tới tim mạch: nếu tình trạng bệnh kéo dài không được chữa trị sẽ ảnh hưởng tới các chức năng của tim làm suy giảm chức năng của tim, máu nuôi tim không đủ, tim phải làm việc, co bóp hoặc ngược lại đập chậm đi , thận không thể bài tiết kịp thời dẫn tới suy tim, suy thận.

 

Hậu quả của huyết áp thấp gây ra các bệnh về tim mạch

Hậu quả của huyết áp thấp gây ra các bệnh về tim mạch

  • Huyết áp thấp có nguy hiểm tới tính mạng của bạn : Hoàn toản có, các ca đột quỵ do huyết áp thấp chiếm tới 30%. Khi chỉ số huyết áp xuống quá thấp khiến cho cơ thể bị sốc: chân tay lạnh, da tím tái, khó thở hoặc thở gấp, chân tay lạnh toát, vã mồ hôi, ngực đập thình thịch, tim đập nhanh,… hoặc đột quỵ ngất lịm không phản ứng. Nếu không được cấp cứu kịp thời khả năng tử vong rất cao.

 

Huyết áp thấp là một căn bệnh nguy hiểm và cần được quan tâm để điều trị. Bạn có thể điều chỉnh lại chế độ ăn, chế độ luyện tập thể dục thể thao kết hợp với các loại thuốc,  các loại thực phẩm chức năng để có được huyết áp ổn định.

Share: