Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Bá Thắng, Phó Trưởng Khoa Thần kinh Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM, tư vấn về phòng ngừa và điều trị rối loạn tiền đình.
Tư vấn về bệnh rối loạn tiền đình

Tư vấn về bệnh rối loạn tiền đình

Đọc thêm bài viết: Bệnh rối loạn tiền đình ăn gì và không ăn gì?

 

Tôi thường bị chóng mặt, xây xẩm mặt mày. Thường khoảng một hoặc 2 tháng bị một lần. Khí đó tôi mua thuốc ở hiệu thuốc tây uống 3 ngày thì khỏi. Xin hỏi tôi có thể chữa dứt điểm tình trạng này được không? Huyết áp của tội thấp, khoảng 95/60.

Nguyễn Mạnh Hùng, 57 tuổi, 456/1 cao thắng, p12,q10

Chào bạn,

Huyết áp của bạn chỉ 95/60, là thấp đối với nam giới. Bản thân bệnh huyết áp thấp sẽ gây mệt mỏi, choáng váng, nhất là khi đứng lên nhanh, thậm chí có thể ngất xỉu. Do đó bạn phải khám chuyên khoa tim mạch để tìm nguyên nhân và điều trị phù hợp. Rất tiếc khi chưa rõ nguyên nhân bệnh, tôi không thể trả lời là bệnh có chữa dứt được hay không.


Dấu hiệu của bệnh rối loạn tiền đinh là gì? Bệnh thường gặp ở lứa tuổi nào?

BUI THUY THUY TRANG, 42 tuổi, 119 Nguyen Thai Hoc. P3. TP Tay Ninh. Tay Ninh

Triệu chứng chính của rối loạn tiền đình là chóng mặt, nếu không có chóng mặt thì không phải rối loạn tiền đình. Các triệu chứng kèm theo có thể là hồi hộp, tim nhanh, lo sợ, đổ mồ hôi, nặng đầu, nôn ói…

Chóng mặt thường có hai dạng. Thứ nhất là chóng mặt dữ dội, người bệnh thấy bản thân mình hoặc đồ vật xung quanh quay tròn. Thường chóng mặt thành cơn ngắn, xuất hiện khi xoay đầu, thay đổi tư thế và hết khi nằm hoặc ngồi yên, xuất hiện lại mỗi khi đổi tư thế. Đợt bệnh có thể kéo dài vài giờ tới cả tháng; Thứ hai là cảm giác xây xẩm, choáng váng, lâng lâng. Loại chóng mặt này thường kéo dài, không thành cơn rõ, nặng lên khi di chuyển. Rối loạn tiền đình có thể gặp ở mọi lứa tuổi.


Tôi được bác sĩ ở bệnh viện tỉnh, chẩn đoán bị rối loạn tiền đình. Uống thuốc đã 3 năm mà không thuyên giảm nhiều. Xin bác sĩ vui lòng hướng dẫn cách phòng và trị bệnh với các loại thuốc như thế nào. Xin cảm ơn và chúc sức khỏe bác sĩ.

Nguyễn Hồ Thiện Trung, 104,CMT8, TPCao Lanh,Đong Thap

Rối loạn tiền đình có hai dạng chính:

– Thứ nhất là bệnh thực sự của hệ thống tiền đình (hệ thống giữ thăng bằng nằm trong hai tai). Hầu hết các bệnh thực sự của hệ thống tiền đình thường điều trị hết nhanh. Một số trường hợp có thể tái lại nhưng nếu có cũng phải cách vài tháng đến một năm.

– Dạng thứ hai là các chóng mặt choáng váng mơ hồ có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như mất ngủ, căng thẳng, bệnh tim phổi, thần kinh, thiếu máu…. Bệnh có thể tồn tại dai dẳng, hoặc tái đi tái lại thường xuyên nếu chưa tìm rõ nguyên nhân để điều trị dứt.

Nếu bạn thấy đã điều trị liên tục ba năm mà triệu chứng không thuyên giảm thì bạn phải khám lại ở một bác sĩ chuyên khoa Thần kinh để xác định nguyên nhân thực sự là gì. Sau đó bác sĩ mới có tư vấn cách điều trị và có lời khuyên cụ thể về sử dụng thuốc nếu cần.

Thân mến.


Thưa bác sĩ, tôi hay đau ở phía sau đầu, cảm giác như có ai nắm tóc mình giật mạnh vậy. Tôi thường bị vài lần trong năm. Khi đi bệnh viện, bác sĩ chuẩn đoán bị rối loạn tiền đình, kê thuốc magie-b6 và tolperisone hydrochloride. Dùng được 2 năm nhưng thấy tình hình không thuyên giảm. Xin bác sĩ cho tư vấn giúp tôi cách điều trị như thế nào là tốt nhất. Có nên hạn chế vấn đề gì để bệnh có thể giảm không? Cám ơn bác sĩ.

Huỳnh Thị Ngọc Dung, 29 tuổi

Triệu chứng đau giật trên đầu có thể thuộc nhóm đau đầu căng cơ (hay đau đầu căng thẳng), đau đầu mạch máu (đau đầu migraine).

Nếu cơn đau gây khó chịu nhiều hoặc kéo dài, tái lại thường xuyên thì phải khám chuyên khoa thần kinh để điều trị liên tục, thường mất vài tháng. Nếu đau thưa và không nặng nề thì chỉ cần tập thể dục, thư giãn, tránh các căng thẳng quá mức, ngủ đủ, tránh ăn bột ngọt, phô mai, chocolate, cà phê.

Lưu ý: Chỉ được uống thuốc paracetamol giảm đau nếu cơn đau không thường xuyên. Nếu uống thuốc này trên hai ngày liên tục thì về sau đau đầu có thể xảy ra ngày càng nhiều hơn.


 Rối loạn tiền đình ngoại biên điều trị trong khoảng thời gian bao lâu? Có thể tự khỏi mà không cần điều trị không?

Vo Kim Thuy, 45 tuổi, My Tho Tien Giang

Nhiều người bị bệnh tiền đình ngoại biên có thể tự khỏi. Một số trường hợp khỏi rất nhanh, chưa đầy một tiếng đồng hồ, song nhiều người phải mất vài ngày, cả tuần, thậm chí cả tháng mới bớt.

Do đó đối với những trường hợp nặng, kéo dài hoặc tái đi tái lại thì bắt buộc phải khám tìm nguyên nhân và điều trị. Đặc biệt, nếu ngoài chóng mặt, còn kèm theo cảm giác tê yếu tay chân, yếu mặt, nói khó…thì bắt buộc phải đến bệnh viện khám ngay để điều trị kịp thời.

Thời gian điều trị bệnh hoàn toàn phụ thuộc và loại rối loạn tiền đình và mức độ đáp ứng với các biện pháp điều trị, có thể chỉ trong một hai ngày hoặc kéo dài vài tháng.


 Tôi thường xuyên bị đau đầu đầu bên trái, khi đau có cảm giác theo nhịp. Ngồi xuống đứng lên hoa mắt, chóng mặt. Đi tàu xe bị say, tụt huyết áp. Xin hỏi bác sĩ, có phải tôi bị rối loạn tiền đình không? Bệnh này phòng như thế nào, có thể ăn thực phẩm nào phòng bệnh rối loạn tiền đình?

Nguyễn Thị Mai Hương, 39 tuổi, Thôn 1- BLá- Bảo Lâm- Lâm Đồng

Có vẻ bạn đang bị hai vấn đề riêng biệt: Một là đau đầu, nhiều khả năng là đau đầu migraine. Hai là rối loạn tiền đình. Gọi là riêng biệt nhưng hai bệnh này có thể liên quan với nhau, vì nhiều trường hợp bị đau đầu migraine có thể gây chóng mặt.

Việc đầu tiên bạn nên làm là đi khám ở chuyên khoa thần kinh để xác định chính xác nguyên nhân và điều trị đúng bệnh. Bên cạnh đó cần phải tập thể dục, ngủ đủ giấc, không ăn bột ngọt, phô mai, chocolate sẽ giảm các cơn đau đầu. Tránh đứng lên ngồi xuống đột ngột, cúi ngửa đầu quá mức để tránh những cơn hoa mắt chóng mặt.

Huyết áp thấp cũng là một nguyên nhân thường xuyên gây hoa mắt chóng mặt. Bạn nên đi đo, nếu huyết áp thường xuyên thấp thì bạn phải khám chuyên khoa tim mạch đề tìm ra nguyên nhân, từ đó bác sĩ sẽ tư vấn biện pháp điều trị phù hợp.


Mẹ em bị tiểu đường. Vừa rồi bà bị nôn mửa, đưa vào bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định, bác sĩ chẩn đoán rối loạn tiền định gần 10 ngày bệnh viện cho về. Nhưng hiện tại mẹvẫn còn đau đầu và tiểu đường tăng cao, huyết áp cũng tăng. Vậy cho em hỏi bệnh tình của mẹ có ảnh hưởng gì không? Bà còn bị tiểu đường 10 năm rồi.

Lê Văn Việt, 29 tuổi, cát minh, phù cát, bình định

Chào bạn. Nôn mửa có rất nhiều nguyên nhân, có thể do thức ăn, do bệnh đường tiêu hóa, bệnh của hệ thần kinh, tim mạch… Đầu tiên bạn phải khám và xác định các triệu chứng khác có hay không mới xác định được nguyên nhân.

Ngay cả với bệnh huyết áp tăng cao, bản thân nó cũng gây đau đầu và nôn mửa ở một số người. Trong trường hợp của mẹ bạn nếu đã xuất viện mà các triệu chứng vẫn chưa giảm thì nên đưa mẹ quay lại tái khám để bác sĩ điều chỉnh thuốc kịp thời.


Mỗi lần đi xa về là tôi bị nhức đầu, ói. Tất cả mọi thứ ăn và uống vào cơ thể hoặc stress cũng khiến tôi bị như thế. Huyết áp lúc này chỉ có 90- 96. Xin bác sĩ tư vấn có phải tôi đang bị rối loạn tiền đình. Cách chữa trị như thế nào?

NGUYỄN THU HẰNG, 30 tuổi, 2056/53/20/6 Huỳnh Tấn Phát Phú Xuân

Khi bị ói và mệt thì thường xuyên, huyết áp sẽ thấp, điều này không phải là lạ. Riêng việc nhức đầu nôn ói khi đi xa về, không rõ bạn đi xe gì, vì đây có thể là triệu chứng của say tàu xe. Ngay cả khi bạn không có say tàu xe thì rõ ràng các triệu chứng của bạn cũng chỉ liên quan đến các chuyến đi, do đó bạn có thể cải thiện bằng cách chia nhỏ các chuyến đi, tức là có nghỉ ngơi giữa chặng, hoặc tập quen dần với các chuyến đi ngắn trước, dần dần dài ra hoặc dùng thuốc chống say tàu xe.

Nếu bạn thấy các khả năng trên không đúng với mình hoặc còn có những lần xuất hiện triệu chứng tương tự dù không đi xa, thì nên đi khám chuyên khoa thần kinh để đánh giá kỹ và loại trừ các nguyên nhân nguy hiểm. Khi đó bác sĩ sẽ tư vấn thêm cho bạn các biện pháp cụ thể để cải thiện tình trạng hiện tại.


Có cách nào chữa khỏi bệnh tiền đình tại nhà nhanh nhất không thưa bác sĩ? Đầu cháu ngày nào cũng như trên mây và buồn nôn nữa.

Cao Thi Thu, 27 tuổi

Trước tiên bạn phải khám bệnh để bác sĩ xác định nguyên nhân là gì, từ đó sẽ quyết định có dùng thuốc không, có kèm theo các bài tập tiền đình tại nhà hay không. Nếu chưa xác định nguyên nhân thì sẽ không thể điều trị được. Ngay cả các bài tập để giảm triệu chứng rối loạn tiền đình tại nhà cũng chỉ áp dụng được hiệu quả khi đã biết rõ nguyên nhân.


Xin hỏi bệnh rối loạn tiền đình ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống?

Vũ văn Tân, 41 tuổi

Bệnh lý của tiền đình hầu hết là do nguyên nhân lành tính, chỉ một số rất nhỏ là bệnh của não. Ảnh hưởng của bệnh chủ yếu là do triệu chứng chóng mặt gây ra. Nghĩa là nếu còn chóng mặt thì các sinh hoạt, vận động của bệnh nhân sẽ khó khăn, cảm giác người không khỏe, không thoải mái… làm giảm chất lượng sống.

Ngược lại nếu bệnh nhân đã hết triệu chứng, hoạt động trở lại bình thường thì bệnh không còn ảnh hưởng gì khác. Như vậy nếu bị rối loạn tiền đình và bác sĩ đã loại trừ các bệnh lý của não (rất hiếm) thì có thể an tâm, hết triệu chứng là ổn, không có ảnh hưởng gì tiềm ẩn âm thầm bên trong.


 Xin bác sĩ cho biết dấu hiệu của bệnh rối loạn tiền đình? Nếu có nguy cơ bị thì nên khám ở đâu, khám những gì?

Đinh Hồng Tươi, 33 tuổi, thành phố Hải Dương

Triệu chứng chính của rối loạn tiền đình là chóng mặt, nếu không có chóng mặt thì không phải rối loạn tiền đình. Các triệu chứng kèm theo có thể là hồi hộp, tim nhanh, lo sợ, đổ mồ hôi, nặng đầu, nôn ói…

Chóng mặt thường có hai dạng:

– Thứ nhất là chóng mặt dữ dội, người bệnh thấy bản thân mình hoặc đồ vật xung quanh quay tròn. Thường chóng mặt thành cơn ngắn, xuất hiện khi xoay đầu, thay đổi tư thế…  Triệu chứng sẽ hết khi nằm hoặc ngồi yên, xuất hiện lại mỗi khi đổi tư thế. Đợt bệnh có thể kéo dài vài giờ tới cả tháng.

– Thứ hai là cảm giác xây xẩm, choáng váng, lâng lâng. Loại chóng mặt này thường kéo dài, không thành cơn rõ, nặng lên khi di chuyển.

Nếu có triệu chứng rối loạn tiền đình thì bạn nên đi khám chuyên khoa Thần kinh. Ngoài ra, chuyên khoa Tai Mũi Họng cũng chịu trách nhiệm điều trị các rối loạn tiền đình do bệnh trong tai.


Tôi bị say xe có phải do rối loạn tiền đình không?

Hoangmai, 37 tuổi

Say tàu xe là tình trạng có liên quan đến tiền đình nhưng cũng liên quan đến nhiều cơ quan trong cơ thể. Do đó nếu chỉ có say tàu xe đơn thuần thì chưa thể gọi là rối loạn tiền đình được.


BẢO HUYẾT KHANG – BỔ HUYẾT – HOẠT HUYẾT – TĂNG CƯỜNG MÁU NÃO – CHỮA RỐI LOẠN TIỀN ĐÌNH

>>> CLICK VÀO ĐÂY ĐỂ BIẾT THÊM VỀ BẢO HUYẾT KHANG <<<

Bảo Huyết Khang - Bổ huyết, chữa rối loạn tiền đình, huyết áp thấp

Bảo Huyết Khang – Bổ huyết, chữa rối loạn tiền đình, huyết áp thấp

Các bạn có bất cứ thắc mắc gì về bệnh có thể chat trực tiếp với chuyên gia tư vấn hoặc liên hệ 0967384300 để được tư vấn thêm về bệnh. Chúng tôi sẵn sàng và muốn trợ giúp !!!

Save

Save

Save

Save

Save

Share: