1. Huyết áp thấp khi mang thai như thế nào?
Huyết áp thấp trong thời kì mang thai không đáng lo, tuy nhiên nếu không chăm sóc sức khỏe và ổn định huyết áp tốt rất có thể dẫn đến 1 số những nguy hiểm.
Thông thường thai phụ mang thai tới tháng thứ 6 của thai kỳ, lúc đó cơ thể sẽ sản xuất thêm một lượng máu máu khá lớn với mục đích vận chuyển các dưỡng chất và oxy cho thai nhi, đồng thời lọc thải các chất mà thai nhi tạo ra. Và khi đó cơ thể của bà bầu cũng phải hoạt động nhiều hơn, đây chính là nguyên nhân khiến cho bà bầu thường cảm thấy nóng trong người
Progesterone là hormone được cơ thể tiết ra trong thời kỳ mai thai, có đóng vai trò làm giãn các mạch máu, do đó dẫn tới việc huyết áp của bà bầu thường giảm trong giai đoạn quá nửa của thai kỳ.
Huyết áp là một trong những yếu tố quan trọng để đánh giá tình trạng sức khỏe của mọi người, huyết áp tăng cao hoặc giảm xuống thấp đều nguy hiểm với phụ nữ đang mang thai.
Tăng huyết áp khi mang thai sẽ có tác động xấu đến thai nhi, làm ảnh hưởng đến đứa trẻ, và cho khiến thai nhi không hấp thụ được đầy đủ các chất dinh dưỡng từ người mẹ. Cao huyết áp còn là là nguyên nhân dẫn đến chứng tiền sản giật trong gia đoạn mang thai.
Ngược lại thì huyết áp xuống quá thấp có thể khiến người mẹ bị ngất xỉu do máu lên não không kịp và thiếu oxy
Tuy nhiên, sau khi sinh nở, huyết áp sẽ trở lại bình thường.
2. Huyết áp thấp ảnh hưởng như thế nào đến bà bầu?
– Không chỉ riêng với bà bầu mà với tát cả mọi người, nước đóng vai trò rất quan trọng với sự chuyển hóa và hoạt động của cơ thể, nước giúp vận chuyển máu tới các cơ quan dễ dàng hơn, đồng thời thúc đẩy quá trình trao đổi các chất dinh dưỡng và lưu thông oxy đến các tế bào đều đặn.
– Tuy nhiên, khi thai phụ bị hạ huyết áp (triệu chứng thường xảy ra trong thời gian mang thai) sẽ gây nguy cơ mất nước, dẫn ra hiện tượng lượng nước trong cơ thể người mẹ không được bổ sung kịp thời, việc này gây ra những mệt mỏi không cần thiết, quan trọng hơn, nó làm tắc nghẽn sự vận chuyển máu tới bào thai và sự phát triển của bào thai.
– Trong thời gian mang thai, chân của thai phụ thường bị sưng lên, đây là hiện tượng bình thường do máu có xu hướng dồn xuống phía chân, và ít lưu thông lên não hơn.
Và bà bầu cần đặc biệt lưu ý, vì nếu bạn đột ngột nằm xuống hoặc đứng dậy, sẽ có xuất hiện triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, rất dễ ngã.
– Ngoài ra, bị tụt huyết áp trong thời gian này còn gây ra những ảnh hưởng xấu như: mắt như nhìn mờ, mỏi mắt,..
– Khi mang thai, vì người mẹ vừa phải cung cấp lượng máu đi nuôi cơ thể vừa phải cung cấp lượng máu để lưu thông tới thai nhi và đảm bảo sự phát triển hoàn toàn của bào thai. Nếu huyết áp bị giảm thì những điều này sẽ không được đảm bảo.
– Mang song thai, tiền sử bệnh tim, hoặc do trong thời kì thai nghén không cung cấp không đủ lượng vitamin B12 và axit folic cần thiết cũng góp phần kéo theo tình trạng hạ huyết áp ở phụ nữ mang thai.
3. Làm gì để phòng ngừa và điều trị huyết áp thấp?
– Uống nhiều nước hơn bình thường, vì nước giúp tăng thể tích máu, và giữ huyết áp cân bằng.
– Bổ sung thêm muối vào khẩu phần ăn. Tuy nhiên ăn quá nhiều muối sẽ khiến cho thận không được khỏe, vì vậy bạn không nên quá lạm dụng.
– Ăn nhiều rau xanh và hoa quả chứa nhiều chất cá nhóm vitamin như: vitamin nhóm B, vitamin C. Ăn các loại thực phẩm có hàm lượng sắt cao..
– Không thay đổi tư thế đột ngột.
– Duy trì việc luyện tập thân thể và giữ tinh thần thoải mái, thư thái nhất.
– Luôn mang theo đồ ngọt trong người để đề phòng bị tụt huyết áp đột xuất.
Phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai, cần áp dụng những biện pháp phòng bệnh để ngăn ngừa những nguy cơ và ruit ro từ huyết áp và giữ an toàn cho cả mẹ và bé.
– Đo huyết áp thường xuyên để chủ động trong việc cân bằng huyết ấp của mình.
– Nằm nghiêng về bên trái để không bị mỏi và tăng lượng máu lưu thông đến tim
– Chia nhỏ khẩu phần ăn hằng ngày
– Hạn chế đứng liên tục trong một thời gian dài
– Tránh xa uống có caffein và thức uống có cồn
– Duy trì huyết áp bằng việc tập yoga và ngồi thiền mỗi ngày
– Nên chủ động uống nước, không nên uống khi thấy khát
– Đến gặp bác sĩ khi thấy xuất hiện những triệu chứng nghiêm trọng và thấy cơ thể mệt mỏi.
– Người có tiền sử huyết áp thấp cần điều trị bệnh và có chế độ ổn định huyết áp thường xuyên.
4. Dấu hiệu nhận biết bệnh huyết áp thấp ở thai phụ.
– Hoa mắt, choáng váng
– Buồn nôn
– Chóng mặt, nhức đầu, xây xẩm khi đứng lâu hoặc đột ngột đứng dậy
– Dễ cáu gắt, tập chung kém, tuy duy giảm sút
– Mệt mỏi
– Da dẻ nhợt nhạt và lạnh ngắt
– Đổi mồ hôi khi cơ thể thấy lạnh.