Tỷ lệ người tử vong do các biến chứng của huyết áp trên thế giới theo WHO (tổ chức y tế thế giới) ước chừng 1 tỷ người nhiều hơn gấp 2, 5 lần con số người tử vong của 3 bệnh như HIV / AIDS, sốt rét và lao phổi. Dự kiến con số này vẫn còn tiếp tục tăng và không có chiều hướng giảm. Tại Việt Nam, cứ 10 người thì có tới gần 3 người bị huyết áp thấp và nó được xem như là kẻ giết người “giấu mặt” bởi nó không có biểu hiện bệnh lý riêng biệt. Vậy huyết áp thấp có nguy hiểm không? Bạn nên làm gì để phòng ngừa bệnh huyết áp thấp ?
Huyết áp bao nhiêu là nguy hiểm?
Huyết áp thấp là tình trạng áp suất máu tại các thành mạch kém dưới mức bình thường. Huyết áp đo được, được chia làm hai loại khi tâm thu và khi tâm trương. Tâm thu là lúc huyết áp cao nhất khi tim đập với người trưởng thành bình thường là 90 – 130 mmHg. Tâm trương là khoảng thời gian tim nghỉ giữa hai lần tim đập vào khoảng từ 67 – 89 mm Hg.
Vậy huyết áp bao nhiêu là nguy hiểm? Nếu kết quả bạn đo được khi tâm thu và tâm trương thấp dưới 2 ngưỡng trên có nghĩa là bạn đã mắc huyết áp thấp. Tuy nhiên, bạn cần chú ý chỉ số huyết áp phụ thuộc theo từng độ tuổi, từ 40 tuổi trở lên cứ 1 tuổi, mỗi chỉ số bạn lại cộng thêm 1 . Bạn có thể tham khảo bảng chỉ số huyết áp bình thường theo độ tuổi
Các yếu tố, nguy cơ về bệnh huyết áp thấp
Huyết áp thấp có nguy hiểm rất lớn tới sức khỏe cơ thể bạn. Nó không chỉ khiến bạn suy nhược cơ thể mà còn có thể làm bạn mất mạng khi đột quỵ mà không được cấp cứu kịp thời. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới bệnh huyết áp thấp. Bạn cũng có thể mắc phải huyết áp thấp do di truyền từ người trong gia đình.
Ngoài ra, chế độ ăn uống là nguyên nhân chính tới bệnh huyết áp thấp. Bạn có chế độ ăn không khoa học, thất thường, hay bỏ bữa, không đủ chất dinh dưỡng làm cho lượng đường trong máu hạ dẫn tới huyết áp thấp. Để hiểu thêm về chế độ ăn dành cho người mắc huyết áp thấp, bạn có thể xem thêm bài viết: Bệnh huyết áp thấp nên ăn gì
Bên cạnh đó, nếu bạn gặp các vấn đề về tim mạch cũng là nguyên do của huyết áp thấp bởi tim chịu trách nhiệm co bóp tạo ra áp lực đẩy máu đi, áp lực của máu lên thành mạch chính là huyết áp. Do vậy nếu tim co bóp không đủ mạnh thì sẽ dẫn tới tình trạng huyết áp thấp.
Các nguy cơ từ căn bệnh huyết áp thấp: Nếu trình trạng bệnh liên tục kéo dài sẽ dẫn đến suy nhược cơ thể, trầm trọn hơn là có thể gây ngất, sốc và mất mạng nếu không cấp cứu kịp thời. Các yếu tố và nguy cơ của bệnh huyết áp thấp luôn có tác động ngược lại nhau, ví như tim bạn gặp vấn đề không đẩy máu đủ dẫn tới huyết áp thấp, thì ngược lại huyết áp thấp nên không đủ máu nuôi tim làm cho suy giảm chức năng tim. Từ đó dẫn tới các bệnh lý khác như : suy tim, giảm chức năng thận.
Bạn cần biết gì những nguy hiểm của căn bệnh này ?
Huyết áp thấp có nguy hiểm như vậy, vậy có cách nào để phòng ngừa và chữa trị bệnh?
- Biện pháp can thiệp tạm thời: bạn hãy sử dụng kẹo ngọt, kẹo gừng, hoặc 1 ly trà gừng nóng khi huyết áp bất ngờ tụt để kéo lượng đường trong máu lên giúp huyết áp tạm thời ổn định. Hoặc sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ.
- Biện pháp lâu dài: Cần có chế độ ăn phù hợp như: có thể ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày, tuyệt đối không bỏ bữa. Kết hợp các bài tập giúp lưu thông máu. Đồng thời, có thể sử dụng một số các sản phẩm chức năng hỗ trợ bình ổn huyết áp từ thiên nhiên để an toàn.
Các triệu chứng của bệnh huyết áp thấp khá giống với suy nhược cơ thể như : choáng váng, thường hay xây xẩm mặt mày khi di chuyển hoặc đứng lên ngồi xuống, chóng mặt, ngất,.. Chính bởi vậy, bệnh huyết áp thấp có nguy hiểm rất lớn nhưng hay thường bị nhầm lẫn với các bệnh thông thường như nhức đầu, suy nhược khác. Nếu có các dấu hiệu trên thường xuyên xuất hiện bạn hãy đi thăm khám hoặc ra hiệu thuốc gần nhà để đo huyết áp nhằm biết chính xác bệnh tình để có những phương pháp điều trị và chủ động phòng ngừa những lần tụt huyết áp. Cuối cùng chúng ta đã có thể giải đáp được câu hỏi ” huyết áp thấp có nguy hiểm không ” dành cho những người còn thắc mắc nhé!