Điều hòa huyết áp – Trang thông tin về sức khỏe con người

Làm sao để hết choáng váng, chóng mặt khi đứng lên

Làm sao để hết choáng váng,

chóng mặt khi đứng lên

Nếu như bạn thường xuyên bị chóng mặt khi đứng lên, dù chỉ thoáng qua trong một vài giây, rồi biến mất, thì cũng hãy cẩn trọng, vì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng sức khỏe của bạn không bình thường. Đặc biệt là khi gia đình bạn bạn có tiền sử bệnh huyết áp thấp, hoặc bị mất nước lâu ngày, sẽ dẫn đến thời gian bị chóng mặt, và cơn choáng váng của bạn có thể kéo dài hơn.

1. Tại sao bạn lại bị chóng mặt mỗi khi đứng lên?

 

– Cảm giác chóng mặt, choáng váng, khi đứng lên hay vẫn còn được gọi với thuật ngữ y khoa là bệnh hạ huyết áp tư thế đứng.

– Nguyên nhân của tình trạng này là do khi bạn đột ngột đứng lên, thì dưới sự tác động của trọng lực, sẽ khiến cho máu từ phần trên của cơ thể dồn xuống bụng, và chi dưới. Đồng thời, máu ở các tĩnh mạch phía trên cao, cũng trở về tim nhanh hơn, nó gây ra hiện tượng thiếu máu nhất thời ở các vùng của não bộ, và sẽ có triệu chứng chóng mặt.

– Nếu tình trạng này sẽ kéo dài, sẽ khiến cho các recepter cảm nhận huyết áp bên trong động mạch cảnh và động mạch chủ truyền tín hiệu đến não, kích thích tăng co bóp cơ tim, để bơm máu nhanh hơn, đồng thời, nó cũng sẽ kích thích co mạch ở chân, với bụng để tăng lưu lượng máu lên não.

– Với người bình thường thì quá trình tự cân bằng, và điều chỉnh huyết áp sẽ diễn ra nhanh chóng chỉ trong một vài giây, tuy vậy, với một số trường hợp đặc biệt, thì quá trình này lại diễn ra khá là chậm chạp, với những triệu chứng như: chóng mặt, nhìn mờ, thị lực bị suy giảm, choáng váng, đôi khi bạn sẽ có cảm giác buồn nôn, hoặc té ngã, có thể ngất xỉu nếu huyết áp hạ quá đột ngột.

– Những người bị bệnh huyết áp thấp sẽ dễ bị chóng mặt khi đứng lên hơn người bệnh cao huyết áp.

2. Một số nguyên nhân chính gây bệnh hạ huyết áp tư thế đứng

 

– Thiếu máu:

+ Khi khối lượng máu trong cơ thể của bạn thấp, do bị mất nước kéo dài, hoặc mất máu cấp tính do bị chấn thương, thì não sẽ không đủ máu để điều khiển các hoạt động, do đó khi bạn đứng lên sẽ có cảm giác chóng mặt.

+ Trong trường hợp này, để khắc phục tình trạng, bạn có thể uống bù nước, đồng thời bổ sung thêm sắt để thúc đẩy cơ thể sinh ra thêm lượng máu cần thiết.

– Hạ huyết áp tư thế đứng do chất lượng máu kém:

+ Mặc dù cơ thể bạn có đủ thể tích máu, nhưng chất lượng hồng cầu sẽ kém đi, đồng nghĩa với việc giảm khả năng vận chuyển oxy, và các chất dinh dưỡng tới não, và sẽ có thể gây hạ huyết áp bất cứ lúc nào.

+ Do đó, bạn nên bổ sung dưỡng chất thông qua chế độ ăn uống hợp lý, kết hợp với việc tăng cường chức năng tiêu hóa, sẽ giúp cho cơ thể bạn hấp thu đầy đủ dinh dưỡng, do đó, làm tăng chất lượng máu.

– Mắc một số bệnh mạn tính như: bệnh Addison, bị suy giảm chức năng hoặc u tuyến thượng thận, mắc bệnh tiểu đường, bệnh Parkison, hay rối loạn hệ thần kinh tiền đình, cũng có thể gây choáng váng, chóng mặt khi đứng lên.

– Thiếu máu do thiếu vitamin B12:

+ Khi thiếu vitamin B12 thì đường tiêu hóa sẽ không có khả năng hấp thu một cách hiệu quả, điều này, sẽ làm giảm lượng oxy lên não, nhất là khi bạn đứng lên, hay thay đổi tư thế đột ngột.

3. Vậy, làm thế nào để hết cảm giác chóng mặt khi đứng lên?

 

 

– Tăng thêm lượng muối, và nước vào trong chế độ ăn uống hàng ngày

+ Điều này đồng nghĩa với việc: cơ thể bạn sẽ giữ nước trong lòng động mạch, làm tăng thể tích máu, giúp tăng huyết áp một cách tự nhiên.

– Nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ:

+ Vì khi bạn ăn quá no trong một bữa, thì máu sẽ đồng thời dồn về dạ dày nhiều để tiêu hóa thức ăn, do đó, não của bạn cũng sẽ bị thiếu oxy, tăng nguy cơ bị hạ huyết áp.

– Tập thể dục thường xuyên:

+ Nên tập thể dục khoảng 30-60 phút mỗi ngày, điều này sẽ giúp tăng cường sức bền của thành mạch, và giúp máu lưu thông lên não tốt hơn, đồng thời nâng cao khả năng điều hòa huyết áp, và cải thiện tình trạng chóng mặt khi đứng lên.

– Đứng lên từ từ, không nên cúi đầu để nhặt những thứ dưới sàn nhà:

+ Vì khi bạn cúi đầu rồi lại ngẩng lên đột ngột, thì sẽ khiến máu từ não nhanh chóng di chuyển xuống phía dưới của cơ thể, gây hạ huyết áp.

+ Thay vào đó, thì bạn nên ngồi xổm khi nhặt đồ vật, và đứng lên từ từ

– Sử dụng những sản phẩm thảo dược giúp làm giảm tình trạng huyết áp thấp.

+ Nguyên nhân khiến hạ huyết áp xuống thấp là do cơ thể bạn bị thiếu máu, và chất lượng máu kém,… do vậy, nếu bạn muốn ổn định lại huyết áp, thì cần cải thiện về số lượng và chất lượng.

+ Hiện nay, những sản phẩm có nguồn gốc từ các loại thảo dược thiên nhiên, có chứa các thành phần như: Đương Quy, Xuyên tiêu, Ích trí nhân,… nó sẽ có tác động trực tiếp vào căn nguyên gây bệnh, để giúp cơ thể bổ sung máu, tăng tạo máu, đồng thời, giúp tăng cường sự lưu thông tuần hoàn máu lên não. Cũng nhờ vậy mà huyết áp của bạn được nâng cao, và ổn định lâu dài.

+ Áp dụng những phương pháp trên, bạn sẽ không còn phải lo lắng, hay phiền muộn nhiều bởi những cơn đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, rình rập mỗi ngày.

 

Bảo Huyết Khang – Bổ Huyết, An Đình, Tăng cường trí nhớ

Bảo Huyết Khang, Được chiết xuất từ 100% các loại thảo dược từ thiên nhiên như: Cao khô Bưởi Bung, bột hạt Sen, Mật Ong, tinh chất Nghệ Vàng, bột Mạch Nha, bột Can Khương

Bảo Huyết Khang có các tác dụng

Sản phẩm Bảo Huyết Khang có tại đây: http://lasen.com.vn/bao-huyet-khang

Bảo Huyết Khang – Bổ Huyết, An Đình, Tăng cường trí nhớ – Giảm thiểu triệu chứng rối loạn tiền đình

 

Các bạn có bất cứ thắc mắc gì về bệnh có thể chat trực tiếp với chuyên gia tư vấn hoặc liên hệ 0967384300 để được tư vấn thêm về bệnh. Chúng tôi sẵn sàng và muốn trợ giúp !!!

Save