Điều hòa huyết áp – Trang thông tin về sức khỏe con người

Vì sao lại mắc bệnh huyết áp thấp?

I. Vì sao lại bị huyết áp thấp?

– Hạ huyết áp là một thuật ngữ y học để chỉ áp lực máu tác động lên thành động mạch mỗi khi nhịp tim thấp hơn so với bình thường. Theo các chuyên gia, việc thường xuyên bị tụt huyết áp có thể cản trở oxy và  các chất dinh dưỡng quan trọng được vận chuyển lên não, dẫn đến nhiều rủi ro cho sức khỏe, thậm chí gây tử vong.

– Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho huyết áp bị hạ, dưới đây là 10 nguyên nhân phổ biến nhất thường gặp:

1. Mất nước:

– Nghe tưởng chừng như không có gì, nhưng đây lại là một trong những vấn đề mà chúng ta phải đối mặt hàng ngày.

– Nguyên nhân của mất nước có thể là do nôn ói, bị tiêu chảy kéo dài hay do tập luyện thể dục thể thao bị  toát nhiều mồ hôi và sốc nhiệt, hoặc một người bình thường nếu uống quá ít nước thì cũng sẽ bị mất nước khi hoạt động, hoặc đi nắng,… Lúc đó nếu không bổ sung lượng nước kịp thời có thể dẫn tới tình trạng hạ huyết áp, kèm theo các triệu chứng như: hoa mắt, chóng mặt, có khi còn ngất xỉu.

2. Mất máu:

– Mất máu dù ít hay nhiều đều có thể gây ra tình trạng huyết áp thấp.

– Các trường hợp mất máu gây tụt huyết áp nhanh gồm: do tai nạn, do phẫu thuật hay nhiều nguyên nhân khác,…

3. Viêm nội tạng:

– Khi các bộ phận trong cơ thể bị viêm, lúc này các chất lưu rất dễ di chuyển khỏi mạch máu để tập trung vào các mô bị viêm quang nội tạng và các khu vực lân cận rồi lấy máu, dẫn đến lượng máu bơm đến tim, não và các cơ quan khác thiếu hụt một lượng lớn và gây hạ huyết áp.

4. Cơ tim yếu:

– Nếu bạn bị yếu cơ tim sẽ rất dễ bị hạ huyết áp.

– Do cơ tim yếu sẽ làm cho tim gặp những trở ngại lớn trong việc bơm máu, làm lượng máu đi nuôi cơ thể bị giảm xuống.

– Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến cơ tim yếu, một trong những yếu tố đó có thể là do bị nhồi máu cơ tim nhiều lần, hay cơ tim bị nhiễm trùng do virus.

5. Nghẽn tim:

– Đây là tình trạng này xảy ra do nhồi máu cơ tim hay xơ vữa động mạch. Khi đó, các mô đặc biệt có nhiệm vụ dẫn truyền dòng điện trong tim sễ bị tổn hại, gây cản trở các tín hiệu điện dẫn đến các bộ phận khác của tim, làm cho tim co bóp bất thường, gây ảnh hưởng đến huyết áp.

6. Nhịp tim nhanh bất thường:

– Nhịp tim nhanh cũng có thể gây giảm huyết áp.

– Khi nhịp tim đập không đều, các tâm thất của tim cũng sẽ co bóp với một nhịp độ không ổn định, khiến tâm thất không nhận đủ lượng máu tối đa, làm lượng máu trong mạch bị giảm dẫn đến việc tim đập nhanh hơn.

7. Đang trong thời kì thai nghén:

– Các nghiên cứu đã chứng minh, phụ nữ mang thai có nguy cơ bị huyết áp thấp là rất cao. Mặc dù đây là hiện tượng thường thấy trong thời gian mang thai nhưng tốt nhất là chị em vẫn nên kiểm soát huyết áp của mình và chú ý đến các biểu hiện.

8. Nhiễm trùng nặng:

– Khi bị nhiễm trùng, các vi khuẩn ở những nơi bị nhiễm trùng sẽ thâm nhập vào dòng máu, và sản sinh ra các độc tố làm ảnh hưởng đến máu, dẫn đến huyết áp bị hạ nhanh chóng.

9. Thiếu hụt dinh dưỡng:

– Việc bổ sung dinh dưỡng rất quan trọng, cho dù bị thiếu hụt bất kỳ chất dinh dưỡng nào, ở bất kỳ thời điểm nào cũng có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, trong đó có tình trạng hạ huyết áp.

10. Các vấn đề về nội tiết:

– Các vấn đề về nội tiết như suy giảm chức năng tuyến giáp, tuyến thượng thận suy yếu, bệnh ở tuyến cận giáp, hạ đường huyết và bệnh tiểu đường… đều có thể gây tình trạng hạ huyết áp.

– Theo các chuyên gia, sở dĩ chúng ta bị hạ huyết áp là do, khi mắc các vấn đề về nội tiết thì cơ thể sẽ xảy ra một số những biến chứng trong quá trình sản xuất hormone tuyến nội tiết.

II. Vận động với người huyết áp thấp

1. Người huyết áp thần cần năng tập thể dục hơn bình thường:

– Những người bị tụt huyết áp không những không cần kiêng thể dục mà còn phải tập luyện đều đặn, và điều độ hơn người bình thường.

– Những hoạt động thể lực sẽ làm cho các động mạch mềm mại hơn, đàn hồi tốt hơn, giúp các tĩnh mạch đưa máu về tim đều đặn và ổn định, sẽ tim bơm máu đến các cơ quan trọng não, phổi, thận, gan và các cơ bắp đầy đủ.

– Ngoài ra, hoạt động thể lực còn giúp cho tinh thần thoải mái.

2. Người huyết áp thấp nên tập gì?

– Đi bộ:

+ Đây là bài tập nhẹ nhàng, lại tốt cho tim mạch, giúp ổn định huyết áp

– Đi xe đạp chậm:

– Bơi: Bơi cũng là môn thể thao thích hợp với người hạ huyết áp.

Tuy nhiên cần lưu ý ba điều sau:

+ Một là, không được bơi khi mệt mỏi đã mệt

+ Hai là, không được lặn vì lặn sẽ phải nhịn thở, điều này không tốt cho người bệnh huyết áp

+ Ba là, nếu nhiệt độ thấp thì không nên bơi.

– Bóng bàn, cầu lông:

+ Đây đều là những môn thể thao an toàn với người bệnh huyết áp. Ngoài ra, 2 môn này còn luyện cho người chơi sự nhanh mắt, nhanh tay, đặc biệt tốt với thần kinh của những người cao tuổi.

– Bên cạnh đó thì các hình thức vận động khác như: luyện khí công, tập yoya, thái cực quyền, đều có lợi cho tim mạch và hô hấp…

3. Người huyết áp thấp nên tránh những bài tập sau:

– Tập tạ:

+ Người bị hạ huyết áp tuyệt đối không nên tập môn thể thao này, vì nó làm cho cơ bắp bị căng thẳng kéo dài, dẫn tới máu khó lưu thông ảnh hưởng đến huyết áp của bạn.

– Lặn: Nếu nặn dưới nước quá lâu, sẽ bắt cơ thể phải nín thở, điều này cũng làm huyết áp bị ảnh hưởng.

– Và các môn phải vận động mạnh như: leo núi, đá bóng, chạy với tốc độ nhanh, chạy đường dài, đua xe, bóng rổ, bóng chuyền, quần vợt,… đây đều là những hình thức vận động không phù hợp với người giảm huyết áp, vì nó đòi hỏi nhiều thể lực, dễ làm hạ huyết áp.

 

Xem thêm:

Save