Thời tiết thay đổi thất thường, môi trường sống ô nhiễm tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus tấn công hệ hô hấp. Điều này gây ra các bệnh lý về đường hô hấp với triệu chứng như ho, sốt, đau rát họng, nhiều đờm, khản tiếng, mất tiếng do viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi, viêm amidan… Những dấu hiệu này nếu chủ quan, không kịp thời điều trị bằng các phương pháp phù hợp có thể gây ra biến chứng phức tạp, khó lường cho sức khỏe.
Xem thêm: Tác dụng của liên kiều
Từ lâu, trong dân gian người dân biết sử dụng các phương pháp an toàn từ tự nhiên để góp phần giảm các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp và nhiều bệnh lý nhiễm trùng khác. Trong đó, phương pháp sử dụng thảo dược xuyên tâm liên góp phần phục hồi sức khỏe. Hiện nay, tại Việt Nam, có một số công ty nghiên cứu, bào chế ra các sản phẩm được tinh chiết từ thảo dược này. Trong đó có thực phẩm bảo vệ sức khỏe Phytocine.
Xuyên tâm liên có tên khoa học là Andrographis paniculata (Burm.f.) Nees. Ở Việt Nam, những năm đầu thập niên 80, cây được trồng tại nhiều địa phương ở miền Bắc, sau đó giảm xuống, gần đây tiếp tục khôi phục, cung cấp nguyên liệu cho sản sinh thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
Theo y học cổ truyền, xuyên tâm liên vị đắng, tính hàn, xếp vào nhóm các dược liệu có tác dụng thanh nhiệt giải độc. Trong khi đó, y học hiện đại đánh giá xuyên tâm liên có nhiều tương đồng với nhóm thuốc kháng sinh, chuyên được sử dụng góp phần cải thiện biểu hiện về đường hô hấp như ho, viêm họng, viêm phế quản, lao phổi… Thảo dược hỗ trợ giúp giảm huyết áp, chống nhồi máu cơ tim hay bảo vệ gan… (Theo sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập 1 của Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật).
Các nghiên cứu đã công bố cho thấy thành phần hóa học chính có trong xuyên tâm liên chủ yếu là các chất kháng sinh tự nhiên nhóm diterpen lacton, trong đó có thể kể đến một số chất tiêu biểu như: andrographolid, neoandrographolid, sndrographisid và bisandrographolid A, B, C và D. Andrographolid là hợp chất đã có nhiều công trình nghiên cứu cho thấy rằng thảo dược này có đặc tính kháng khuẩn.
Đại diện Công ty cổ phần Y dược 3T cho biết, theo sách “Cây thuốc và động vật làm thuốc tại Việt Nam, tập 1” của Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, xuyên tâm liên đã thử nghiệm lâm sàng về tác dụng cải thiện viêm phế quản cấp, mạn. Đối với viêm phế quản mạn (đa số là người lớn), kết quả tốt ở gần 80% trường hợp, ho, khối lượng đờm giảm, số ngày ho khạc trong mỗi đợt ít đi, khoảng cách giữa đợt viêm xa hơn. Một số trường hợp thấy bớt tức ngực, khó thở. Đối với viêm phế quản cấp, chủ yếu ở trẻ em, thời gian lành bệnh rút ngắn hơn, đối với trẻ thường bị nhiều đợt tiến triển trong năm nếu dùng thuốc trong cả thời gian bình thường (dự phòng bằng uống 10 ngày trong tháng), các đợt viêm cấp trở nên thưa hơn.
Ngoài ra, ở một nghiên cứu khác, bệnh nhân cảm sốt được điều trị với cao xuyên tâm liên (liều 1,2 gram bột lá/ngày) thì kết quả cho thấy các triệu chứng lâm sàng giảm rõ rệt ở nhóm sử dụng ở ngày thứ 4 sau khi uống thuốc, thời gian cảm sốt giảm đáng kể. Trong một nghiên cứu kép ngẫu nhiên hóa trên bệnh nhân có viêm họng – amidan, liều bột lá xuyên tâm liên 6 gram mỗi ngày và paracetamol 3 gram mỗi ngày có tác dụng tốt hơn liều xuyên tâm liên 3 gram mỗi ngày về giảm sốt, giảm viêm họng ở ngày thứ 3.