3 Tác dụng của cây đinh lăng ngâm rượu
1. Tác dụng của cây đinh lăng:
– Phân biệt 2 loại đinh lăng:
Đinh lăng có hai loại, là loại lá to, và loại lá nhỏ. Tuy nhiên cây đinh lăng lá to dường như không được nhắc tới nhiều bằng cây lá nhỏ. Vì đinh lăng lá nhỏ có nhiều công dụng chữa bệnh hơn đinh lăng lá to, thậm chí nó còn được gọi là nhân sâm của người nghèo.
– Đinh lăng thường được khai thác khi đã đủ 3 năm tuổi đời, cũng có cây có thâm niên tới cả 60-70 năm.
– Rễ đinh lăng sau khi được khai thác sẽ dùng để ngâm rượu, và rễ đinh lăng lá nhỏ sẽ tốt hơn rễ của cây lá to.
– Phân biệt rễ của cây lá nhỏ và lá to.
+ Cây đinh lăng lá nhỏ không có gai, thân nhẵn, chiều cao thường từ 0,8-2 mét.
+ Củ đinh lăng thường khá to, rễ đinh lăng khá mềm…
2. Tác dụng của cây đinh lăng để ngâm rượu..
Theo y học xa xưa, cây đinh lăng sở hữu một số tính chất dược liệu như: có vị ngọt, tính mát, có vị đắng tuy nhiên lại khá thơm. Mỗi người sử dụng đinh lăng lại có 1 mục đích khác nhau, nhưng không thể phủ nhận tác dụng của đinh lăng với mọi người là như nhau. Sau đây là một số công dụng được chủ yếu của đinh lăng:
– Một trong số những lợi ích của đinh lăng mà được mọi người tìm kiếm nhiều nhất là nâng cao khả năng chống chọi bệnh tật, tăng sức dẻo dai và tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
+ Với những người tập Gym, thì đây là một bài thuốc vô cùng tốt, hoặc với cả những người mong muốn nâng cao thể trạng thì cũng nên sử dụng 1 ly nhỏ rượu đinh lăng mỗi ngày mà không gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
+ Chỉ cần một lượng nhỏ lá đinh lăng tươi hoặc đã được xao khô, đem sắc uống kết hợp với 30 phút thể dụng hàng ngày.
+ Một tác dụng của cây đinh lăng nữa mà nhiều người không biết, đó là nước sắc từ đinh lăng còn được dùng để kích thích chở dạ con khi sinh và tiết sữa đối với phụ nữ đang mang thai sau sinh.
– Dùng cho người mệt mỏi, giúp lấy lại cảm giác thèm ăn, ngủ ngon giấc, nhờ đó tăng khả năng lao động chân tay và làm việc bằng trí óc.
– Giải độc cơ thể, chữa cảm sốt, dùng cho người có thể trạng yếu, chữa tê thấp, mỏi xương, có tác dụng hoạt huyết rất tốt.
3. Cách ngâm rượu đinh lăng
– Bộ phận của đinh lăng mà chúng ta dùng để ngâm rượu là củ đinh lăng.
Chuẩn bị nguyên liệu:
+ Củ đinh lăng gâm rượu thường ở những cây có thời gian phát triển trên 3 năm, và tùy vào thời gian dài ngắn mà củ đinh lăng có kích thước to nhỏ khác nhau. Tuy nhiên để bình rượu ngâm của bạn được đẹp mắt, bạn nên chọn củ to, hoặc túm chặt trên cá củ nhỏ lại với nhau thành 1 túm để ngâm.
+ Rượu
Lời khuyên: Bạn nên chọn loại rượu đã được xử lý độc tố bằng chum sành trong thời gian ít nhất là 6 tháng, hoặc nếu không bạn có thể dùng rượu mới nấu được ủ từ 12-18 tháng cũng có tác dụng tương đương. Và nên chọn rượu có nồng độ từ 38-45 độ để ngâm.
Mục đích của việc ủ rượu và khử độc tố rượu trước khi ngâm là do thông thường mọi người thường ngâm rượu trong bình, hũ được đóng kín lắp, tuy nhiên chính vì vậy mà hơi không thoát ra được làm khí andehit và nhiều chất khác có tác động xấu tới sức khỏe được hình thành.
Tỉ lệ rượi và củ đinh lăng để ngâm rượu:
Tỉ lệ hợp lý để ngâm rượu là: Cứ 8 đến 10 lít rượu thì ngâm với 1kg rễ đinh lăng.
– Một số lưu ý cần quan tâm.
+ Bên trong đinh lăng có chứ hợp chất có tên gọi là Saponin, tuy nhiên chất này lại có tác dụng phá vỡ hồng cầu, do đó bạn không nên sử dụng nó với liều lượng khá cao.
+ Triệu chứng của việc sử dụng rượu đinh lăng quá nhiều là: cảm giác mệt mỏi, nôn liên tục, tiêu chảy….
+ Khi có các đấu hiệu trên nên tới cá trạm y tế hoặc bệnh viện để được chữa trị.
Chúc các bạn sức khỏe!