Nguy cơ bị hạ huyết áp khi ăn quá no
Đã bao giờ bạn cảm thấy chóng mặt, hoặc choáng váng sau khi ăn no chưa?
Nếu như câu trả lời là có. thì rất có thể bạn đang gặp phải tình trạng hạ huyết áp sau ăn, hay còn gọi là huyết áp thấp sau ăn, đây là triệu chứng thường gặp ở nữ giới và nam giới lớn tuổi.
1. Nguyên nhân của huyết áp thấp sau ăn
Sau khi ăn, việc tiêu hóa thức ăn là một công việc không hề đơn giản, vì nó đòi hỏi sự phối hợp chính xác nhất giữa hệ thống tiêu hóa, thần kinh và tuần hoàn.
Nhất là ruột non và dạ dày, vì nó sẽ phải hoạt động nhiều nhất, đồng thời, để tăng hiệu quả của việc hấp thụ các chất dinh dưỡng, thì một lượng máu lớn sẽ được vận chuyển đến các cơ quan này. Do đó để bù đắp cho sự phân phối máu đến các cơ quan, tim của bạn sẽ phải đập nhanh hơn, khiến cho các mạch cách xa tim như động mạch ở chân, tay sẽ phải co hẹp lại, để duy trì huyết áp bình thường.
Một số trường hợp, hoạt động co bóp ở tim và mạch máu không đáp ứng nhu cầu cần thiết, và điều này đã làm giảm lượng tuần hoàn máu lên não, gây tình trạng tụt huyết áp.
Những người bị huyết áp thấp sau ăn, sẽ có những dấu hiệu điển hình như: hoa mắt, chóng mặt, chân tay bủn rủn, đầu lâng lâng, ngã, ngất… Trường hợp nặng, có thể kèm theo những cơn đau thắt ngực, nhìn mờ, buồn nôn và nôn,…
2. Nguyên nhân của bệnh hạ huyết áp sau ăn
Một số trường hợp, thì bị tụt huyết áp là do di chứng sau cơn đột quỵ, hoặc di chứng sau tai nạn, chấn thương làm ảnh hưởng đến các dây thần kinh, hoặc trung tâm điều hòa huyết áp ở tuyến thượng thận.
Đặc biệt là khi các thụ thể nhận cảm áp (baroreceptors) có trong các động mạch dạ dày kém nhạy bén, sẽ làm giảm khả năng truyền tín hiệu và dẫn đến tụt huyết áp sau ăn. Trường hợp này có nhiều khả năng: là do bị ảnh hưởng của bệnh tiểu đường, hoặc rối loạn hệ thống thần kinh tự chủ (như bệnh Parkinson)…
Một số nguyên nhân khác gây hạ huyết áp sau ăn cũng rất đáng quan tâm là do gen di truyền, hoặc do huyết áp cao làm động mạch cứng lại, giảm tính đàn hồi, nên không thể co giãn khi cần thiết.
3. Cách phòng ngừa
Cho đến thời điểm hiện nay, vẫn chưa có phương pháp nào có thể điều trị được dứt điểm, hoàn toàn tình trạng của bệnh. Tuy nhiên, nếu tuân thủ và thực hiện theo những lời khuyên dưới đây, sẽ giúp bạn ngăn ngừa và giảm bớt tình trạng này:
– Uống nước trước khi ăn: Bạn nên uống 200-300 ml nước trước bữa ăn khoảng 15 phút, nó sẽ giúp hạn chế được nhiều khả năng bị tụt huyết áp sau khi ăn.
– Nên hạn chế, hoặc nên ăn ít những thực phẩm có chứa carbohydrat như: Bánh mì, khoai tây, đồ uống có nhiều đường, cơm… đây đều là những thực phẩm chứa nhiều carbohydrat.
Khi chúng được tiêu hóa nhanh chóng ở dạ dày và đẩy xuống ruột non, thì sẽ làm tăng lượng máu luôn chuyển đến hệ tiêu hóa trong cùng một thời điểm, do đó, sẽ làm tăng nguy cơ hạ huyết áp.
– Tăng cường các loại ngũ cốc nguyên hạt như: các loại đậu,và các thực phẩm chứa protein, hay các loại dầu ăn lành mạnh, có thể giúp huyết áp ổn định hơn.
– Chia thành nhiều bữa nhỏ: Vì khi bạn ăn quá nhiều nhiều hay ăn quá no trong sẽ bắt dạ dày cảu bạn phải làm việc hết công suất, và điều này sẽ làm tăng khả năng bị hạ huyết áp xuôn, vì vậy, thay vì ăn 3 bữa một ngày, hãy chia nhỏ thành 6 hoặc 7 bữa.
– Nằm nghỉ ngơi sau bữa ăn cũng giúp hạn chế bị tụt huyết áp.
– Ngồi hoặc nằm xuống trong một giờ sau khi ăn:
+ Huyết áp thường giảm xuống mức thấp nhất sau ăn từ 30-60 phút, do đó ngồi hoặc nằm sau bữa ăn sẽ là một cách đơn giản nhưng hiệu quả để tránh được tình trạng huyết áp bị hạ thấp.
+ Trong trường hợp cần phải di chuyển, thì hãy cẩn thận và cảnh giác, vì những dấu hiệu hoa mắt, choáng váng, chóng mặt… có thể xuất hiện.
– Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều những, loại thuốc, hoặc những chất bổ sung giúp chống lại việt hạ huyết áp như: caffeine, guar gum ( làmột chất xơ hòa tan trong nước), hay acarbose (là một loại thuốc tiểu đường giúp làm chậm quá trình tiêu hóa carbohydrate), và midodrine (là loại thuốc giúptăng huyết áp)… Tuy nhiên thì những loại thuốc trên vẫn đang trong quá trình thử nghiệm lâm sàng, nên có thể có nhiều tác dụng phụ cho cơ thể.
Vì vậy, tại thời điểm hiện nay thì việc phòng ngừa trước chính là phương pháp hiệu quả, an toàn nhất cho triệu chứng hạ huyết áp sau khi ăn.