Suy giảm trí nhớ là căn bệnh thường gặp ở những người già, người cao tuổi, tuy nhiên ngày nay, do ảnh hưởng của rất nhiều những yếu tố như: môi trường sống, áp lực từ học tập, và công việc… mà suy giảm trí nhớ đã tấn công cả những người trẻ tuổi, trung niên. Nó gây rất nhiều những phiền toái cùng khó khăn trong cuộc sống và làm ảnh hưởng đến cả sức khỏe của người bệnh.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), bệnh suy giảm trí nhớ đang trực tiếp ảnh hưởng đến cuộc sống của khoảng 36 triệu người trên thế giới. Và với tốc độ gia tăng bệnh cao như hiện nay, thì dự đoán rằng số người bệnh sẽ tăng gấp đôi trong vòng 15 năm nữa. Cho tới năm 2050 con số người bệnh suy giảm trí nhớ có thể sẽ lên tới 1 tỷ người.
Ngày nay suy giảm trí nhớ có xu hướng ngày càng trẻ hóa. Tuổi trẻ được xem là giai đoạn tiếp thu nhanh, phản ứng nhạy bén với các vấn đề trong cuộc sống, nhớ lâu, và đầy sáng tạo. Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều người trẻ tuổi từ 18 đến 45 nhưng trí nhớ đã bắt đầu xuống dốc.
Anh Nguyễn Thành An, 33 tuổi, ở Thanh Xuân chia sẻ: “Thời gian gần đây trí nhớ của tôi suy giảm rất nhiều, tôi không thể nhớ rõ được diễn biến của bộ phim mà mình vừa xem cách đây một tuần.”
Một trường hợp khác là chị Quỳnh Trang, 42 tuổi, nhân viên bán hàng tại Hà Nội cũng tâm sự: “Dạo này tư duy của tôi suy giảm rất nhiều, tôi kém tập trung hơn, nhiều khi đang giao tiếp với đồng nghiệp tôi phải hỏi lại nội dung câu chuyện mấy lần vì không thể tập chung. Hay gần đây, tôi rất hay quên vặt, có những việc phải làm trong hôm nay nhưng đến 2, 3 hôm sau tôi mới nhớ ra. Đôi khi nói chuyện với người thân tôi hay bị nói trước quên sau.
Căn bệnh đãng trí không chỉ làm cho cuộc sống của những người trẻ tuổi bị đảo lộn, mà còn gây không ít rắc rối trong công việc.
Có nhiều trường hợp không nhớ việc sếp giao cho mình, hay đi thuyết trình quên mang tài liệu, hoặc gặp khách hàng mà không thể tập chung giao tiếp…
1. Những biểu hiện của suy giảm trí nhớ:
-Suy giảm trí nhớ do tuổi:
Trường hợp những người suy giảm trí nhớ do tuổi thường có các biểu hiện như: không nhớ hoặc khó nhớ tên người mới gặp, hay quên mất một việc mình vừa dự định làm.
Tuy nhiên, với những kinh nghiệm hay kiến thức và học vẫn thì hầu như không bị ảnh hưởng nhiều. Người bệnh vẫn có thể nhớ được những sự kiện đã xảy ra đã từ rất lâu rồi.
-Suy giảm trí nhớ do bệnh lý:
Những người này thường có những biểu hiện bệnh như:
+ Quên cách sử dụng những đồ vật mà mình dùng rất thường xuyên.
+ Nhiều khi bị gặp khó khăn khi tiếp nhận những thông tin, kiến thức mới.
+ Hay lặp lại một câu nói hoặc một câu chuyện, trong cùng một buổi trò chuyện.
+ Gặp khó khăn trong việc quản lý tiền bạc.
+ Không thể giữ thói quen sinh hoạt hằng ngày ngày.
Các bác sĩ chuyên khoa đã khuyến cáo chúng ta nên có biện pháp để giúp phát hiện sớm triệu chứng suy giảm trí của bản thân và người thân.
Lưu ý: Với những người mắc chứng suy giảm trí nhớ ở hình thức nhẹ, họ rất hay than phiền về tính đãng trí của mình, tuy trí nhớ có suy giảm so với tuổi thật, nhưng nhận thức và mọi hoạt động vẫn bình thường..
2. Đối tượng nào hay bị suy giảm trí nhớ?
-Người bị huyết áp thấp có nguy cơ bị suy giảm trí nhớ
– Những người trung tuổi, nhân viên văn phòng, hoặc phụ nữ sau sinh, hay những người chịu nhiều áp lực, stress, căng thẳng, người bị suy nhược cơ thể, người bệnh thiếu máu não, sử dụng nhiều chất kích thích không tốt cho sức khỏe như: uống nhiều rượu, bia và hút thuốc lá…
-Càng ngày suy giảm trí nhớ càng có xu hướng trẻ hóa, và đang gia tăng ở nhóm làm công việc văn phòng, học sinh, sinh viên. Những người này thường có biểu hiện mất tập trung trong học tập, công việc, tâm lý lo âu, mệt mỏi mỗi khi đối mặt với công việc, bài vở, và áp lực thi cử…
-Ngoài ra, những người có chế độ ăn nhiều đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ngọt, hay đồ hộp có chứa chất bảo quản, chất phụ gia, hoặc đường hóa học… cũng rất dễ sản sinh nhiều gốc tự do, gây suy giảm nhận thức cùng trí nhớ của não bộ.
3. Làm thế nào để cải thiện tình trạng suy giảm trí nhớ?
-Để cải thiện tình trạng chưa già đã lẫn, những người trẻ tuổi cần phải thay đổi lối sống sinh hoạt của mình, nên ngủ đủ giấc, tránh xa stress, cần giảm cân nếu béo phì, nên hạn chế rượu bia…
-Thường xuyên rèn luyện trí nhớ bằng cách tích cực giao tiếp xã hội, đọc sách, sắp xếp cuộc sống gọn gàng… Hay tập thể dục thường xuyên cũng là một phương pháp tốt để thúc đẩy tuần hoàn máu và hô hấp, giúp tăng cường ôxy cho não.
-Hiện nay trên thị trường có các sản phẩm được bào chế từ thảo dược, có tác dụng cải thiện tuần hoàn máu lên não, và cung cấp dưỡng chất cho máu để đi nuôi các cơ quan trong cơ thể. Những sản phẩm này có tác dụng chống oxy hóa, giúp bảo vệ các tế bào trong cơ thể, giúp các tế bào não tránh được sự tác động của các gốc tự do.
Chúc các bạn khỏe mạnh và sớm có phương pháp phòng bệnh suy giảm trí nhớ.
4. Sản phẩm cải thiện trí nhớ hiệu quả từ thiên nhiên
ĐINH LĂNG TRÀ – TRC chiết suất 100% từ thiên nhiên
ĐINH LĂNG TRÀ – TRC có tác dụng tăng tuần hoàn máu hiệu quả và an toàn. Qua đó cải thiện tình trạng mất trí nhớ, thiếu máu não, rất tốt cho người già,người stress, mệt mỏi. => Cải thiện trí nhớ
Chúc các bạn luôn mạnh khỏe!