Tìm hiểu 5 thói quen ăn uống
gây thiếu máu ở phụ nữ
Thiếu máu là tình trạng khá phổ biến ở chị em phụ nữ. Mà nguyên nhân chủ yếu là do lượng máu bị mất đi sau mỗi kỳ kinh nguyệt. Bên cạnh đó, những thói quen trong ăn uống hằng ngày không khoa học, cũng sẽ khiến chị em phải đối mặt với nguy cơ bị thiếu máu cao hơn.
Thiếu máu gây ra rất nhiều những triệu chứng như: hoa mắt, chóng mặt, kém tập trung, trí nhớ giảm sút, và gây ảnh hưởng tới công việc và sinh hoạt hằng ngày của chị em phụ nữ. Để kiểm soát việc này, đầu tiên bạn nên thay đổi từ thói quen sinh hoạt.
Dưới đây là 5 thói quen mà chị em vẫn hay gặp phải và nó vô tình gây cản trở đến việc hấp thu sắt cho quá trình sản sinh máu trong cơ thể.
1. Không ăn rau quả
Có rất nhiều người không biết rằng trong rau quả có chứa rất nhiều vitamin C, axit malic, axit citric và ăn rau quả cũng có lợi cho việc bổ sung sắt. Các loại chất hữu cơ có trong rau quả có thể kết hợp với sắt hình thành nên hợp chất, từ đó làm tăng độ hòa tan sắt trong đường ruột, giúp cơ thể bạn dễ hấp thu sắt hơn.
2. Không ăn thịt
Trái ngược với suy nghĩ của nhóm trên, một số các chị em thường truyền tai nhau rằng ăn nhiều thịt không tốt cho sức khỏe, mà chỉ nên tập trung vào các loại thực phẩm chế biến từ thực vật.
Tuy nhiên, có một sự thật là thịt bò rất tốt với người bị thiếu máu.
Trên thực tế, các loại thực phẩm chế biến từ động vật không chỉ giàu chất sắt, mà tỷ lệ hấp thụ của nó cũng cao hơn 25% so với những loại thực phẩm khác. Do đó, nếu bạn quá kiêng khem mà không ăn thịt, về lâu dài cũng có thể dẫn tới việc thiếu máu do thiếu sắt.
Vì vậy, tốt nhất là trong chế độ ăn uống hàng ngày, bạn nên cân bằng trong việc sử dụng rau và thịt nói chung.
3. Trứng, sữa có lợi cho người thiếu máu
Trong sữa có rất nhiều dinh dưỡng, tuy nhiên hàm lượng sắt rất thấp, và tỷ lệ sắt mà cơ thể hấp thu từ sữa chỉ khoảng 10%.
Một số người còn có thói quen uống sữa vào buổi sáng, đây là thói quen không khoa học, và điều này thậm chí còn gây phản tác dụng. Uống sữa sau khi ngủ dậy, lúc bụng rỗng sẽ khiến cơ thể bạn khó hấp thu được sắt hơn, do sắt khi kết hợp với canxi và phosphate sẽ tạo thành hợp chất không hòa tan.
Vậy nên, người bị thiếu máu không nên uống sữa vào buổi sáng
Cũng khá giống với trường hợp trên, mặc dù hàm lượng sắt có trong trứng khá cao, nhưng tỷ lệ hấp thu sắt chỉ là 3%, nên trứng không hẳn là lựa chọn hiệu quả trong việc bổ sung chất sắt cho cơ thể.
Bên cạnh đó, các bác sĩ cũng khuyên rằng, nếu bệnh nhân muốn bổ sung sắt thì có thể sử dụng gan của các loại động vật, vì trong gan động vật có hàm lượng sắt cao và tỷ lệ hấp thu sắt của cũng đạt trên 30%.
4. Dừng uống sắt khi triệu chứng thiếu máu được cải thiện:
Với những người bị thiếu máu, họ vẫn thường uống thuốc bổ máu theo chỉ thị của bác sỹ để bổ sung thêm lượng sắt thiết hụt. Tuy nhiên, khi thấy tình trạng bệnh đã cải thiện, hoặc ổn định, họ lại ngay lập tức ngừng việc uống thuốc lại.
Đây là một cách làm sai lầm và có thể để lại hậu quả nghiêm trọng.
Do đó, phương pháp chính xác nhất là uống sắt để điều trị thiếu máu, cho đến khi bệnh ổn định hắn, thì vẫn tiếp tục uống thêm 6 – 8 tuần, hoặc theo chỉ định của bác sĩ để bổ sung lượng sắt dự trữ cho cơ thể.
5. Thường xuyên sử dụng trà, và cà phê
Đối với phụ nữ, uống quá nhiều trà, cà phê, có thể gây thiếu máu. Nguyên nhân là do chất polyphenol trong lá trà, cũng nhiều những axit tannic trong cà phê, có thể kết hợp với sắt để hình thành các loại muối khó hòa tan, gây ức chế sự hấp thụ sắt.
Vậy nên, khi uống cà phê và trà, bạn nên uống vừa đủ, một ngày 1-2 cốc là đủ.
Trên đây là 5 thói quen thường ngày mà chúng ta thường ít để ý trong quá trình sinh hoạt hàng ngày của mỗi người. Chính vì những thói quen này, mà việc điều trị bệnh thiếu máu trở nên kém hiệu quả.
Và bên cạnh yếu tố dinh dưỡng, thì bệnh thiếu máu cũng có thể do ảnh hưởng từ các bệnh khác (như ung thư, trĩ, viêm loét dạ dày…). Vì vậy, bạn cũng cần phải lưu ý đến tình trạng bệnh lý và kiểm soát tốt sức khỏe của mình ngay từ hôm nay, để có một cơ thể khỏe mạnh và luôn tràn đầy sức sống.