Dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường
Dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường
1. Tìm hiểu về bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường vẫn được mọi người nhắc đến như một nỗi ám ảnh. Đúng vậy, tiểu đường là một căn bệnh đánh không đi, nếu như bạn không có cách phòng tránh từ bây giờ, thì rất có thể phần đời còn lại bạn không còn cách nào khác là phải làm bạn với nó. Tỷ lệ người mắc bệnh ở nước ta ngày càng tăng cao với con số không ngừng.
Tuy nhiên, theo như các bác sĩ, nếu như được phát hiện kịp thời thì bạn vẫn có thể kiểm soát và chung sống hòa bình với nó được.
Tiểu đường chia ra làm 2 loại: Tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2
+ Tiểu đường tuýp 1là bệnh xuất hiện khi cơ thể con người không có khả năng sản xuất insulin và trường hợp này chỉ chiếm khoảng 10% những bệnh nhân mắc tiểu đường.
+ Tiểu đường tuýp 2 là khi cơ thể bạn không có khả năng đáp ứng insulin đúng cách nữa, tỷ lệ này chiếm 90% số bệnh nhân mắc bệnh. Đặc biệt ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 2, các triệu chứng bệnh có thể xúa hiện âm thầm từ nhiều năm trước mà chúng ta không phát hiện ra.
2. Dấu hiệu của bệnh tiểu đường.
Những dấu hiệu để nhận biết bạn đang bị tiểu đường như thường xuyên thấy khát nước, sút cân, cơ thể mệt mỏi, vết thương lâu lành, thị lực giảm,…
-Khát nước:
+ Một trong những triệu chứng khá rõ ràng nhắc nhở bạn nên đi kiểm tra tình trạng bệnh của mình là khát nước liên tục.
+ Bình thường khát nước là việc không có gì phải lo lắng, vì cơ thể của chúng ta cần nước cho tất cả các hoạt động, nên việc thấy khát là nhu cầu tất yếu. Tuy nhiên nếu bạn thấy khát nước quá nhiều lần trong 1 ngày lại là một điều không bình thường cảnh báo cơ thể bạn đang không ổn, và đâu có thể là dấu hiệu sớm của bệnh.
+Theo như báo cáo các chuyên gia y tế, đa số bệnh nhân mắc tiểu đường sẽ có mức đường huyết ở trong máu cao hơn, điều này dẫn tới việc lượng đường này sẽ phải lấy nước từ các cơ quan khác mà cơ thể cung cấp cho, để pha loãng lượng đường có trong máu, việc này làm các tế bào bị thiếu nước, và nó sẽ gửi những thông tin này tới bắt buộc bộ não phải điều chỉnh cảm giác khát của cơ thể để bù lại lượng nước bị lấy mất. Do đó bệnh nhân tiểu đường thường uống nhiều nước hơn bình thường.
-Những triệu chứng như: mệt mỏi, hay gắt gỏng, ngủ không ngon giấc, cũng là dấu hiệu của bệnh nhưng rất dễ bị người bệnh bỏ qua, vì chủ quan và không biết rõ về bệnh.
+ Lí giải cho triệu chứng này, các chuyên gia đã giải thích rõ ràng, những bệnh nhân tiểu đường thường khi nạp thức ăn vào người, do cơ chế tiểu đường mà họ không có khả năng chuyển hóa glucose trong thức ăn để phục vụ cho các hoạt động của cơ thể, mà phải lấy trực tiếp năng lượng từ các mô mỡ của, vậy nên khiến cho cơ thể bạn phải hoạt động nhiều hơn, dẫn tới mệt mỏi.
+ Lượng glucose có trong máu cao sẽ gây khó khăn cho việc vận chuyển oxi cùng dinh dưỡng để nuôi các tế bào thần kinh, và làm cho các tế bào thần kinh bị suy yếu.
+ Khi lượng đượng đường trong máu cao sẽ khiến cơ thể tiết ra nhiều insulin hơn mà insulin lại có khả năng kích thích cảm giác đói, khiến cơ thể thèm ăn. Nhưng càng ăn thì cơ thể lại càng giảm cân, do người bệnh đái đường phải sử dụng năng lượng để chuyển hóa các mô mỡ, và lượng đường mà người đái đường không sử dụng được sẽ được đào thải qua đường nước tiểu.
-Vết thương lâu lành:
+ Khi thấy những vết cắt, vết thương và những vết bầm tím trên bề mặt da đã lâu mà không có dấu hiệu lành lại thì hãy nghĩ ngay đến việc đi kiểm tra lượng đường trong máu.
+ Vết thương phục hồi chậm được coi là dấu hiệu điển hình của bệnh. Nguyên nhân chủ yếu là do đường trong máu quá cao sẽ gây khó khăn cho các hoạt động của tế bào bạch cầu, làm cho vết thương của bạn há miệng và trở nên lâu lành, rất dễ bị nhiễm trùng.
-Nhiễm trùng:
+ Bệnh nhân đái đường hay bị nhiễm trùng, nhiễm trùng da và nấm… do lúc này hệ thống miễn dịch cảu bạn bị ức chế và chính lượng đường cao đã làm giảm sức đề kháng của cơ thể.
-Khi thấy da xấu đi, có cảm giác ngứa ran, và thường xuyên đi tiểu đêm, là lúc chúng ta nghĩ đến việc đi kiểm tra lại sức khỏe của bản thân.
3. Thói quen vàng giúp phòng ngừa bệnh tiểu đường:
– Ăn nhiều rau xanh:
+ Ăn nhiều rau giúp cân bằng lượng chất dinh dưỡng nạp vào cơ thể mỗi ngày, giảm thiểu lượng mỡ thừa, và giữ cho lượng đường trong máu ở mức ổn định.
– Tránh ăn thịt đỏ và thịt đã qua chế biến:
+ Thịt đỏ như thịt bò, thịt bê có chứa cholesterol khá cao, dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn.
– Kiểm soát cholesterol và thường xuyên kiểm tra huyết áp:
+ Theo khuyến cáo của Hiệp hội Tiểu đường Mỹ, lượng đường bạn hấp thụ từ đồ ăn nên duy trì ở mức nhỏ hơn 130/80mmHg để ngăn ngừa những biến chứng của bệnh.
– Tăng cường vận động:
+ Vận động thể dục, thể thao giúp cơ thể tích cực sử dụng hormone insulin một cách hiệu quả hiệu quả nhất.
+ Đồng thời , tập thể dục thường xuyên còn là cách nhanh nhất giúp bạn giảm cân, giảm cân sẽ góp phần vào nguy cơ ngăn chặn tiểu đường xuất hiện.